Hướng dẫn vệ sinh tủ lạnh đúng cách, hiệu quả và tiết kiệm thời gian.

Người đăng: Quản trị viên
10/10/2024

Nhiều người e ngại việc vệ sinh tủ lạnh vì tốn thời gian và sợ rằng việc sử dụng các chất tẩy rửa có thể gây hại cho thực phẩm trong tủ lạnh, ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết bạn cách làm sạch tủ lạnh đúng cách và an toàn. 

I. Lý giải tại sao nên vệ sinh tủ lạnh 

Vệ sinh tủ lạnh định kỳ hàng tháng sẽ mang lại lợi ích cho bạn trên nhiều yếu tố: 

  • Sức khỏe: Vệ sinh tủ lạnh thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn, virus và nấm mốc trong tủ lạnh phát triển. Do tủ lạnh là nơi lưu trữ và bảo quản thực phẩm của cả gia đình. Thức ăn sẽ được đảm bảo an toàn và tránh được nguy cơ nhiễm khuẩn nhờ việc vệ sinh tủ lạnh đúng cách. 

  • Đảm bảo an toàn thực phẩm: Lau dọn tủ lạnh định kỳ giúp tăng cường hiệu suất làm lạnh và giúp thức ăn giữ được độ tươi ngon lâu hơn. Bởi khi tủ lạnh bẩn, hiệu suất làm lạnh sẽ bị giảm và khả năng bảo quản thức ăn cũng kém đi. 

  • Tiết kiệm điện: Tủ lạnh sẽ phải hoạt động vất vả hơn để duy trì nhiệt độ phù hợp nếu nó bị bẩn. Đồng nghĩa với việc điện năng sẽ bị tiêu thụ nhiều hơn và hóa đơn tiền điện của bạn cũng sẽ cao hơn. 

  • Ngăn mùi hôi: Sẽ khó tránh khỏi việc thực phẩm hay thức ăn bị rơi vãi trong tủ lạnh, và sinh ra mùi hôi khó chịu khi không được nhanh chóng vệ sinh. 

  • Kéo dài tuổi thọ của tủ lạnh: Bảo dưỡng và vệ sinh tủ lạnh thường xuyên sẽ giúp các bộ phận vận hành của tủ lạnh “khỏe mạnh” và giảm nguy cơ hỏng hóc. 

II. Những thứ cần chuẩn bị trước khi vệ sinh tủ lạnh 

Trước khi bắt đầu vệ sinh tủ lạnh, bạn cần lưu ý chuẩn bị các dụng cụ dưới đây 

  • Dung dịch vệ sinh: Vệ sinh tủ lạnh bằng nước ấm pha với một chút giấm trắng hoặc dung dịch xà phòng nhẹ sẽ là an toàn và hiệu quả để làm sạch thiết bị này. 

  • Xô hoặc chậu nhỏ: Dùng để đựng và pha dung dịch vệ sinh 

  • Khăn mềm: Bạn sẽ cần sử khăn bông mềm để lau sạch bề mặt ngoài và trong của tủ lạnh. 

  • Cọ nhỏ và bàn chải mềm: Giúp bạn làm sạch các vết bẩn cứng đầu hoặc tiếp cận các vị trí khe nhỏ khó vệ sinh. 

  • Nước sạch: Để bạn làm rửa sạch lại các bề mặt tủ lạnh đã lau bằng dung dịch vệ sinh. 

  • Khăn sạch: thấm nước sạch và lau khô bề mặt khi vệ sinh tủ lạnh 

  • Găng tay bảo vệ: Đừng quên bảo vệ da tay khi phải tiếp xúc với hóa chất hay vật liệu không an toàn. 

Cuối cùng, bạn cần nhớ đảm bảo rằng các dụng cụ trên đã được làm sạch trước khi bắt tay vào vệ sinh tủ lạnh. ​​​​​​​

III. Hướng dẫn chi tiết các bước vệ sinh tủ lạnh 

3.1. Ngắt điện tủ lạnh 

Việc đầu tiên khi bắt đầu vệ sinh tủ lạnh, bạn cần ngắt điện khỏi thiết bị để đảm bảo an toàn và tránh những tai nạn không mong muốn.

Tháo phích cắm tủ lạnh khỏi ổ điện cũng giúp tủ lạnh tránh khỏi những hư hỏng khi tiếp xúc với dung dịch tẩy rửa trong lúc bạn dùng chúng để lau chùi vào các bộ phận bên trong, duy trì hiệu suất và đảm bảo an toàn cháy nổ sau khi vệ sinh tủ lạnh. 

3.2. Vệ sinh lau chùi bên ngoài tủ lạnh 

Trước hết, bạn có thể vệ sinh tủ lạnh với các bề mặt bên ngoài bằng chổi quét nhà hay chổi lông gà lùa phần đáy và mặt sau của tủ lạnh để phủi sạch các bụi bẩn lớn.

Sau đó dùng cây lau nhà hoặc khăn ướt để lau sạch các vị trí bên ngoài một lần nữa.  

3.3. Dọn đẹp vật dụng thực phẩm bên trong tủ 

Để tiến hành vệ sinh tủ lạnh ở bên trong, bạn cần dọn các vật dụng và thực phẩm bên trong ra ngoài.

Nhân tiện kiểm tra hạn sử dụng của chúng, nếu có sản phẩm đã quá hạn, bị mục nát hay bốc mùi, hãy loại bỏ chúng vào thùng rác để tạo không gian cho quá trình bảo vệ sinh học. 

3.4. Rửa sạch từng ngăn tủ lạnh 

Bạn cần tiến hành 2 bước khi vệ sinh tủ lạnh phía bên trong. 

Bước 1: Tháo các ngăn tủ ra và ngâm chúng trong bồn rửa bát với nước rửa bát đã được pha loãng bằng nước ấm.

Bạn cũng có thể dùng dung dịch baking soda pha với muối hoặc muối cùng giấm ăn nếu muốn chúng được vệ sinh an toàn hơn. 

Bước 2: Khi đã rửa xong, đặt úp các khay tủ xuống cho ráo nước. Lưu ý không phơi dưới ánh nắng mạnh khiến chúng bị giòn và nứt vỡ. 

3.5. Lau khô lại tủ lạnh 

Sau khi làm sạch các ngăn rời, bạn vệ sinh tủ lạnh bằng giẻ khô và chú ý lau kỹ các vị trí ở góc và bề mặt dưới của tủ lạnh.

Lưu ý không nên dùng khăn ướt khi vệ sinh để tránh cho các vết bận có thể lan rộng và khiến việc làm sạch gặp khó khăn hơn. 

3.6. Xịt khử mùi và khử khuẩn 

Bước tiếp theo để vệ sinh tủ lạnh, dùng giấm trắng pha loãng xịt xung quanh tủ và cửa tủ lạnh để khử khuẩn và làm sạch. Sau đó, sử dụng giẻ mềm lau tổng thể tất cả bề mặt bên trong tủ.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng bột baking soda pha nước và dùng bọt biển hay giẻ sạch lau khắp bề mặt trong tủ và gioăng cao su ở cánh cửa. 

Ở những khe nhỏ hoặc viền, bạn sẽ cần một chiếc bàn chải lông mềm để loại bỏ vết bẩn dễ dàng hơn.

Tại những khe nhỏ hoặc đường viền, bạn nên dùng một chiếc bàn chải nhỏ để chà sạch vết bẩn được nhanh chóng. Cuối cùng vệ sinh tủ lạnh lại bằng khăn ẩm. 

3.7. Lắp ráp các bộ phân như cũ 

Để hoàn tất quá trình vệ sinh tủ lạnh, hãy tiến hành lắp ráp lại các ngăn tủ như cũ và để thực phẩm trở lại tủ, đừng quên kết nối lại nguồn điện.  

​​​​​​​

IV. Một vài lưu ý để việc vệ sinh tủ lạnh hiệu quả 

Khi vệ sinh tủ lạnh, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo tuổi thọ và hiệu suất làm việc của tủ lạnh. 

  •  Không sử dụng vật sắc nhọn: có thể bạn cần sử dụng chúng để cạy đá ở ngăn đông khi vệ sinh tủ lạnh, nhưng nếu sẩy tay, bạn sẽ để lại tủ lạnh một vết xước dài, hoặc tệ hơn là một lỗ thủng. 

  • Dùng nước ấm vệ sinh: Các khay đựng trong tủ lạnh đều được đặt trong nhiệt độ thấp. Nếu dùng nước quá nóng để vệ sinh, nhiệt độ thay đổi đột ngột có thể khiến các khay rời vị nứt vỡ. 

  • Kiếm soát độ ẩm: Bước lau khô bề mặt tủ là rất quan trọng, để tủ lạnh không bị quá ướt khi hoạt động lại. 

  • Dùng các chất tẩy rửa nhẹ: Là thiết bị bảo quản thức ăn, các chất tẩy mạnh có thể không an toàn nếu “lỡ” không lau sạch lại bằng nước. Ngoài ra, chúng còn có thể làm mòn, xước và mất màu các bề mặt tủ. 

Trên đây là những lưu ý để bạn có thể vệ sinh tủ lạnh an toàn và hiệu quả mà vẫn không ảnh hưởng đến tuổi thọ của tủ lạnh.