9+ Lý do khiến điều hoà tự tắt và cách khắc phục chi tiết
Tình trạng điều hoà tự tắt gây khó chịu và ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người sử dụng. Hiểu được điều này, Pico sẽ mách bạn các nguyên nhân thường gặp và cách khắc phục nhanh chóng, hiệu quả nhất nhé.
Các nguyên nhân phổ biến khiến điều hoà tự tắt và cách khắc phục
Điều hòa tự tắt là một hiện tượng phổ biến gây khó chịu cho người sử dụng, đặc biệt trong những ngày hè nóng bức. Sau đây, Pico sẽ cùng bạn tìm hiểu các nguyên nhân phổ biến khiến và cách khắc phục hiệu quả nhất nhé:
Cảm biến nhiệt độ bị hư
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến thường gặp.
Vì cảm biến đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh hoạt động của điều hoà.
Nếu có tác động của thời gian hoặc do va đập mạnh hoặc do ảnh hưởng của môi trường xung quanh, cảm biến có thể bị hỏng và không thể đo lường chính xác nhiệt độ gas.
Khiến cho máy nén ngưng hoạt động đột ngột để bảo vệ hệ thống.
Để khắc phục tình trạng này bạn nên kiểm tra kĩ lưỡng. Nếu phát hiện cảm biến nhiệt độ gas hư hỏng, bạn nên thay thế bằng cảm biến mới chính hãng, phù hợp với điều hoà.
Nếu hệ thống điều hòa gặp lỗi khiến nhiệt độ gas vượt ngưỡng cho phép, cần sửa chữa hoặc thay thế các bộ phận bị hư hỏng để đảm bảo hoạt động bình thường.
Cục nóng điều hoà quá nóng
Cục nóng điều hòa có nhiệm vụ tản nhiệt cho hệ thống. Khi cục nóng quá nóng, điều hòa sẽ tự tắt để bảo vệ máy. Hiện tượng này xảy ra có thể do cục nóng lắp đặt sai vị trí, bụi bẩn bám nhiều dẫn đến quá trình trao đổi nhiệt bị cản trở.
Để khắc phục tình trạng này, bạn hãy kiểm tra vị trí lắp đặt cục nóng. Đảm bảo cục nóng được lắp đặt ở nơi thông gió tốt, không có ánh nắng trực tiếp và không bị che chắn bởi vật cản và giữ khoảng cách tối thiểu với các vật xung quanh là 30cm. Bên cạnh đó, bạn nên vệ sinh cục nóng định kỳ để cục nóng được lưu thông nhiệt tốt hơn.
Điều hoà bị thiếu gas
Khi điều hòa bị thiếu gas, máy sẽ không đủ lạnh và tự tắt để bảo vệ máy. Hiện tượng này xảy ra có thể do rò rỉ gas hoặc lượng ga không đủ khiến khả năng làm lạnh dần dần giảm sút dẫn đến tình trạng tắt điều hoà.
Để khắc phục tình trạng này bạn nên kiểm tra và bổ sung gas cho điều hoà. Đặc biệt, nếu điều hòa bị thiếu gas do rò rỉ, cần phải tìm và khắc phục các điểm rò rỉ trước khi bổ sung gas. Để phòng ngừa tình trạng thiếu gas, bạn nên bảo dưỡng điều hòa định kỳ (khoảng 6 tháng/lần) để kiểm tra và phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn, bao gồm cả rò rỉ gas.
Quạt của dàn lạnh bị hư hỏng
Quạt dàn lạnh có nhiệm vụ thổi khí lạnh vào phòng. Khi quạt bị hỏng, điều hòa sẽ không thể tản nhiệt và tự tắt để bảo vệ máy. Hiện tượng này xảy ra có thể do quạt bị cháy, động cơ quạt bị hỏng.. khiến quạt không thể hoạt động bình thường.
Để khắc phục tình trạng này, bạn cần sửa chữa hoặc thay thế quạt mới. Nếu quạt bị cháy hoặc động cơ quạt bị hỏng, hoặc bị cong vênh bạn có thể nắn chỉnh đơn giản ngay tại nhà. Nếu bạn không am hiểu về kỹ thuật điện hoặc lỗi quá phức tạp, hãy liên hệ thợ sửa chữa chuyên nghiệp để được hỗ trợ.
Dàn lạnh lâu ngày không vệ sinh
Dàn lạnh là bộ phận quan trọng trong hệ thống điều hòa, có nhiệm vụ trao đổi nhiệt để làm lạnh không khí. Khi dàn lạnh bị bám bụi bẩn, nấm mốc, khả năng trao đổi nhiệt sẽ giảm sút, khiến điều hòa hoạt động kém hiệu quả và có thể tự tắt.
Để khắc phục tình trạng này bạn nên vệ sinh dàn lạnh định kì để loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc. Nếu dàn lạnh quá bẩn hoặc bám nhiều nấm mốc, bạn nên sử dụng dịch vụ vệ sinh chuyên nghiệp để đảm bảo vệ sinh hiệu quả.
Dàn lạnh quá bẩn, bị bám tuyết
Hiện tượng này xảy ra do một số nguyên nhân chính như sau: thiếu gas, nhiệt độ điều hòa quá thấp, dàn lạnh có thể bị bám tuyết do không đủ thời gian để trao đổi nhiệt hoặc khi quạt dàn lạnh hoạt động yếu, luồng gió thổi qua dàn lạnh sẽ yếu, khiến cho dàn lạnh dễ bị bám tuyết.
Để khắc phục tình trạng này bạn nên kiểm tra và bổ sung gas như đã hướng dẫn. Nếu vẫn không được, bạn hãy tăng nhiệt độ phòng lên mức phù hợp để giúp dàn lạnh tan tuyết.
Nếu nguyên nhân là do quạt hãy kiểm tra và khắc phục như trên nhé.
Quá tải, chập chờn do điện áp hoặc do hoạt động quá lâu
Sử dụng điều hòa với công suất quá lớn so với diện tích phòng khiến cho máy nén phải hoạt động quá tải, dẫn đến tình trạng chập chờn và tự tắt.
Nguồn điện không ổn định có thể khiến cho điều hòa hoạt động chập chờn và tự tắt.
Sử dụng điều hòa liên tục trong thời gian dài có thể khiến máy nén bị quá tải và tự tắt để bảo vệ máy.
Để khắc phục tình trạng này, bạn nên chọn mua điều hòa có công suất phù hợp với diện tích phòng để đảm bảo máy hoạt động hiệu quả và an toàn.
Ngoài ra, bạn nên sử dụng ổn áp để đảm bảo nguồn điện cung cấp cho điều hòa ổn định.
Nên tắt điều hòa khi không sử dụng để giúp máy nén có thời gian nghỉ ngơi và tránh tình trạng quá tải.
Chọn chế độ hẹn giờ trên điều hòa
Một lỗi đơn giản mà có thể bạn không để ý đó là khi đã cài đặt chế độ hẹn giờ cho điều hòa, máy sẽ tự tắt sau khi hết thời gian cài đặt.
Vì vậy, để khắc phục tình trạng này bạn cần kiểm tra xem điều hòa có đang ở chế độ hẹn giờ hay không và huỷ chế độ này đi.
Chọn sai chế độ làm lạnh
Một số chế độ làm lạnh trên điều hòa có thể khiến máy tự tắt sau một thời gian nhất định. Ví dụ:
Chế độ ngủ: Chế độ ngủ thường được cài đặt để hoạt động trong 8 tiếng, sau đó máy sẽ tự tắt để tiết kiệm điện.
Chế độ tiết kiệm điện: Chế độ tiết kiệm điện thường được cài đặt để điều hòa hoạt động ở mức công suất thấp, giúp tiết kiệm điện.
Để khắc phục tình trạng này, bạn nên chọn chế độ làm lạnh phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn.
Nếu bạn không muốn điều hòa tự tắt sau một thời gian nhất định, hãy chọn chế độ làm lạnh thông thường.
Nếu bạn đã cài đặt chế độ ngủ hoặc chế độ tiết kiệm điện, hãy tắt các chế độ này để điều hòa hoạt động bình thường.
Trên đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến điều hòa tự tắt và cách khắc phục tương ứng. Hy vọng những thông tin chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn tự tin xử lý sự cố hiệu quả khi gặp phải tình trạng này. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi nào hãy lên hệ với Pico để được hỗ trợ và giải đáp nhanh chóng bạn nhé.