Tụ Điều Hoà Là Gì? Những Điều Cần Biết Để Tăng Tuổi Thọ Điều Hoà

Người đăng: Quản trị viên
31/05/2024

Trong hệ thống làm lạnh của một chiếc điều hòa, tụ điều hoà đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh và duy trì dòng điện. Tuy nhiên, ít người để ý đến sự quan trọng của tụ này cho đến khi gặp phải sự cố. Vậy tụ điều hoà là gì và tại sao nó lại đóng vai trò quan trọng trong hệ thống làm lạnh? Hãy cùng Pico tìm hiểu ngay trong bài viết này.​​​​​​​

 

Tìm hiểu: "Tụ điều hoà là gì?"

 

Tụ điều hòa, hay tụ điện trong hệ thống điều hòa không khí, là một linh kiện điện tử có chức năng lưu trữ năng lượng dưới dạng điện tích. 

 

Nguyên lý hoạt động

 

Nguyên lý hoạt động của tụ điện dựa trên khả năng lưu trữ điện tích giữa hai bề mặt dẫn điện được ngăn cách bởi một lớp cách điện (dielectric). 

Khi có sự chênh lệch điện áp giữa hai bề mặt này, tụ điện sẽ tích trữ điện năng cho đến khi đạt tới mức điện áp tối đa mà nó có thể chịu đựng.

Trong hệ thống điều hòa không khí, tụ điện thường được sử dụng để hỗ trợ khởi động và duy trì hoạt động của máy nén (compressor) và các động cơ quạt. 

Các tụ này giúp cung cấp một lượng năng lượng bổ sung khi cần thiết từ đó các động cơ trong điều hoà có thể khởi động một cách mượt mà và hoạt động hiệu quả hơn.

 

Chức năng của tụ điều hoà

 

Tụ điều hòa có nhiều chức năng quan trọng trong hệ thống điều hòa không khí, bao gồm:

  • Hỗ trợ khởi động: Tụ khởi động cung cấp một lượng năng lượng lớn trong một thời gian ngắn để giúp máy nén và quạt khởi động. Điều này đặc biệt quan trọng vì máy nén cần một lượng năng lượng lớn để bắt đầu hoạt động.
  • Duy trì hoạt động: Tụ làm việc giúp duy trì dòng điện ổn định cho máy nén và quạt trong suốt quá trình hoạt động. Điều này giúp giảm hao mòn và tăng tuổi thọ cho các bộ phận của hệ thống.
  • Cải thiện hiệu suất: Bằng cách cung cấp năng lượng bổ sung và duy trì dòng điện ổn định, tụ điều hòa giúp hệ thống điều hòa không khí hoạt động hiệu quả hơn, tiêu thụ ít điện năng hơn và giảm nguy cơ hư hỏng.

 

 

Phân loại tụ điều hoà

 

Tụ điều hòa có thể được phân loại dựa trên các tiêu chí khác nhau, bao gồm chức năng và thiết kế:

Theo chức năng:

  • Tụ khởi động (Start Capacitor): Đây là loại tụ có giá trị điện dung cao, được sử dụng trong thời gian ngắn để cung cấp một lượng năng lượng lớn cho máy nén và quạt khi khởi động.
  • Tụ làm việc (Run Capacitor): Loại tụ này có giá trị điện dung thấp hơn và được sử dụng liên tục trong suốt quá trình hoạt động của hệ thống. Nó giúp duy trì dòng điện ổn định cho máy nén và quạt.

Theo thiết kế và cấu trúc:

  • Tụ điện phân (Electrolytic Capacitor): Loại tụ này sử dụng chất điện phân làm chất cách điện và thường có giá trị điện dung cao, phù hợp với việc khởi động động cơ.
  • Tụ gốm (Ceramic Capacitor): Sử dụng vật liệu gốm làm chất cách điện, loại tụ này thường có giá trị điện dung thấp và được sử dụng cho các ứng dụng cần ổn định và độ bền cao.
  • Tụ màng (Film Capacitor): Được làm từ các màng mỏng polymer, loại tụ này có độ bền cơ học và điện học cao, thích hợp cho các ứng dụng cần độ ổn định và chính xác cao.

 

Cách nhận biết tụ điều hoà bị hỏng

 

Tụ điều hòa là một thành phần quan trọng trong hệ thống điều hòa không khí. 

Khi tụ điều hòa bị hỏng, nó có thể gây ra nhiều vấn đề, từ việc máy nén không khởi động được cho đến việc hệ thống hoạt động kém hiệu quả. 

Dưới đây là cách nhận biết tụ điều hòa bị hỏng từ bên ngoài và bên trong.

 

Quan sát bên ngoài

 

Đầu tiên, đơn giản nhất thì các bạn có thể nhận biết vấn đề của tụ điều hoà từ bên ngoài bằng các dấu hiệu sau: 

  • Hình dạng tụ bị phồng, nứt, rò rỉ: Khi tụ điện bị quá tải hoặc sử dụng lâu ngày, lớp cách điện bên trong có thể hỏng, gây ra phồng hoặc rò rỉ chất lỏng.
  • Tiếng rít hoặc ồn từ tụ: Tụ điện hỏng có thể gây ra sự dao động không đều trong dòng điện, tạo ra tiếng ồn lạ khi hệ thống hoạt động.
  • Máy nén và quạt không hoạt động bình thường hoặc ít lạnh: Tụ khởi động hỏng sẽ khiến máy nén khó khởi động. Từ đó khiến dòng điện trong điều hoà không ổn định, làm quạt chạy chậm hoặc không chạy.
  • Hoá đơn tiền điện tăng: Việc giảm công suất tụ điện khiến máy lạnh phải tiêu thụ nhiều năng lượng hơn để đảm bảo khả năng làm mát cho căn phòng. Vì khi dung lượng tụ điện giảm, máy nén sẽ phải hoạt động nhiều hơn để duy trì hiệu quả làm mát, dẫn đến tiêu hao nhiều điện năng hơn.

 

Kiểm tra bên trong

 

Ngoài những biểu hiện bên ngoài, bạn có thể kiểm tra tụ điều hoà từ bên trong bằng cách kiểm tra từ bên trong. Sau đây, Pico xin gửi đến bạn cách kiểm tra chi tiết:

Lưu ý: Cách này chỉ nên áp dụng khi bạn đã có hiểu biết về điều hoà cũng như chuyên môn về điện lạnh. Do đó, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng và chỉ thực hiện khi có đầy đủ kiến thức và kỹ năng về điện. Nếu không chắc chắn, hãy liên hệ với thợ điện chuyên nghiệp để được hỗ trợ.

Bước 1 - Chuẩn bị dụng cụ: Bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết như đồng hồ vạn năng, kìm điện, tua vít, găng tay cách điện, kính bảo hộ và tiến hành ngắt điện

Bước 2 - Xác định vị trí tụ điều hòa: Bạn cần tìm tụ vấn đề đang ở dàn lạnh hoặc dàn nóng.

Bước 3 - Tháo tụ điều hòa: Bạn tiến hành sử dụng kìm điện để tháo các đầu nối dây điện sau đó dùng tua vít tháo các ốc vít cố định tụ để có thể lấy tụ ra dễ dàng.

Bước 4 - Kiểm tra bằng đồng hồ vạn năng: Bạn hãy dùng đồng hồ vạn năng đã chuẩn bị trước đó để kiểm tra các cực của tụ. Lưu ý, bạn cần chuyển sang chế độ đo điện dung.

Lúc này sẽ có hai trường hợp;

  • Kết quả tăng dần rồi giảm về 0: Tụ vẫn hoạt động bình thường và bạn chỉ cần lắp tụ vào vị trí cũ
  • Kết quả tăng rồi giảm nhanh hoặc không thay đổi: Tụ đã hư hỏng và cần thay thế.

Bước 5 - Kiểm tra hoạt động sau khi thay thế: Sau khi thay tụ, bạn cần lưu ý bật nguồn và kiểm tra máy lạnh đã hoạt động bình thường hay chưa

 

 

Lý giải các nguyên nhân khiến tụ điều hoà bị hỏng

 

Tụ điều hòa có thể bị hỏng do nhiều nguyên nhân, tuy nhiên hiện nay có ba nguyên nhân phổ biến và dễ gặp nhất là sau:

 

Quá tải công suất

 

Khi máy điều hòa hoạt động ở mức công suất cao, nhiệt độ bên trong máy tăng lên, gây ảnh hưởng xấu đến các linh kiện bên trong, bao gồm cả tụ điều hòa. 

Điều này thường xảy ra khi máy điều hòa hoạt động ở nhiệt độ thấp trong thời gian dài, hoặc khi máy phải chạy liên tục 24/24 mà không được nghỉ. 

Những yếu tố này làm tăng nguy cơ tụ điều hòa bị hỏng do không thể chịu đựng được nhiệt độ cao và áp lực liên tục.

 

Nguồn điện không ổn định

 

Điện áp thấp hoặc nguồn điện không ổn định có thể ảnh hưởng đến hiệu suất làm lạnh và tuổi thọ của tụ điều hòa. 

Vì tụ điều hòa chịu trách nhiệm cho việc điều chỉnh dòng điện để khởi động và duy trì hoạt động của máy nén, quạt và các bộ phận khác trong hệ thống làm lạnh. 

Khi điện áp thấp hoặc không ổn định, tụ điều hòa không thể cung cấp đủ năng lượng để các bộ phận hoạt động một cách hiệu quả cũng như gây ra tình trạng hao mòn cho tụ và các bộ phận bên trong.

Điều này khiến hệ thống làm lạnh điều hoà bị giảm hiệu suất cũng như gây hỏng hóc tụ.

 

Nhiệt độ quá nóng

 

Để tránh tình trạng tụ điều hòa hỏng, bạn nên đảm bảo rằng máy điều hòa được lắp đặt ở nơi có nhiệt độ lý tưởng và không hoạt động quá công suất. 

Nếu tụ điều hòa không hoạt động hiệu quả, việc thay thế sẽ giúp tiết kiệm chi phí và đảm bảo hiệu suất hoạt động của máy điều hòa trong thời gian dài.

Nếu dàn nóng của máy được đặt ở nơi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc nơi có nhiệt độ cao, tụ điều hòa sẽ phải hoạt động với công suất tăng cao để làm mát, dẫn đến nguy cơ hỏng hóc nhanh chóng.

 

 

Cách thay tụ điều hòa đúng kỹ thuật

 

Việc thay thế tụ điều hòa đúng kỹ thuật là quan trọng để đảm bảo hiệu suất và an toàn cho hệ thống điều hòa không khí của bạn. 

Dưới đây là các bước cơ bản để thay thế tụ điều hòa cho cả điều hòa 2 chân và 3 chân:

 

Hướng dẫn đấu tụ điều hoà 2 chân

 

Các bước dẫn đấu tụ điều hòa 2 chân là:

  1. Bước 1 - Tắt nguồn điện điều hòa và ngắt kết nối điện.
  2. Bước 2 - Tìm vị trí của tụ điều hòa trên bo mạch điều khiển. 
  3. Bước 3 - Gỡ bỏ tụ cũ
  4. Bước 4 - Gắn tụ mới vào cùng vị trí và kết nối dây dẫn như ban đầu
  5. Bước 5 - Kiểm tra lại kết nối của điều hoà
  6. Bước 6 - Bật nguồn điện để kiểm tra tình trạng hệ thống hoạt động của tụ mới

 

 

Hướng dẫn đấu tụ điều hoà 3 chân

 

Pico xin gửi đến bạn cách đấu tụ điều hòa 3 chân:

Lưu ý: Trước khi tiến hành thay đấu tụ điều hoà 3 chân, các bạn cần Hiểu rõ ký hiệu trên tụ điều hòa 3 chân:

  • Heat: Chân đề của block.
  • C: Chân chạy của block và chân chạy của quạt, cũng như kết nối với nguồn từ cầu nối đưa lên.
  • Fan: Chân đề của quạt.

Bước 1: Tắt nguồn điện và tìm vị trí tụ

Bước 2: Thực hiện kết nối các bộ phận trong tụ như sau:

  • Kết nối chân Heat: Cắm chân đề của block vào chân Heat của tụ điều hòa.
  • Kết nối chân C: Cắm chân chạy của block vào chân C của tụ điều hòa; Kết nối chân chạy của quạt vào chân C của tụ điều hòa; Cắm thêm với một nguồn từ cầu nối đưa lên.
  • Kết nối chân Fan: Cắm chân đề của quạt vào chân Fan của tụ điều hòa.

Bước 3: Kết nối chân chung: Ở phần chân chung của quạt và chân chung của block:

Bước 4: Kết nối với nguồn còn lại từ cầu nối cục nóng và mặt lạnh.

Bước 5: Kiểm tra lại kết nối và tình trạng hoạt động sau khi sửa

 

Tụ điều hoà không chỉ là một phần nhỏ trong hệ thống làm lạnh, mà còn là yếu tố quyết định sự hoạt động hiệu quả của nó. Việc hiểu và duy trì tụ điều hòa đúng cách không chỉ giúp tăng tuổi thọ của hệ thống, mà còn đảm bảo rằng bạn tiết kiệm được nhiều khoản chi phí